Từ bao đời nay chúng ta luôn quan niệm rằng “thấy bánh chưng là thấy tết” bởi bánh chưng là món ăn cổ truyền trong mâm cỗ người Việt, là những tinh hoa mà đất trời ban tặng cho con người.
Vậy ý nghĩa thật sự của bánh chưng là gì? Cách làm bánh chưng ngon ra sao? Tất cả sẽ được Nếp Cẩm Mộc bật mí trong bài viết dưới đây nhé!
Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ thì vua Hùng đã ban chỉ cho các người con của mình rằng người nào tìm được được lễ vật hợp ý sẽ được vua cha chuồng ngôi.
Lúc này các hoàng tư đua nhau lên rừng xuống biển để tìm các của ngon vật lạ. Khi đó chỉ có hoàng tử Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh lại khó khăn nên không biết chuẩn bị gì.
Một đêm Lang Liêu năm mơ gặp được một vị thần báo mộng rằng “Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Vì thế hãy lấy gạo nặn thành hình tròn để tượng trưng cho trời còn hình vuông tượng trưng cho đất, cho công ơn sinh thành của cha mẹ”. Tỉnh giấc Lang Liêu làm đúng như lời của vị thần và thật ngạc nhiên khi dâng lên vua cha, ngài hết lời khen ngợi. Cuối cùng vua cha quyết định sẽ truyền lại ngôi cho Lang Liêu.
Cũng từ đó truyền thuyết bánh chưng bánh dày ra đời và vào mỗi dịp lễ Tết, người dân sẽ nấu bánh chưng, làm bánh dày để làm lễ vật cũng trời đất. Và đây chính là phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam được lưu giữ đến tận bây giờ.
Ai cũng biết đây là món ăn truyền thống vào ngày tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên ý nghĩa của loại bánh này thế nào thì không phải ai cũng nắm bắt được. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí một số ý nghĩa đặc biệt mà bạn nên biết:
Hình dáng của bánh là hình vuông và theo truyền thuyết đó chính là sự tượng trưng của mặt đất. Trong mâm cỗ của người Việt thì sự xuất hiện của bánh chưng có ý nghĩa thể hiện sự biết ơn đến trời đất. Mong mưa thuật gió hòa để có được vụ mùa màng bội thu và mang tới cuộc sống no ấm cho mọi người.
Bánh chưng giúp gia đình thêm gắn kết bởi hình ảnh đẹp nhất trong ký ức mọi người đó chính là việc cả gia đình cùng nhau quây quần để gói và luộc bánh. Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng. Và dù công việc có bận rộn thì việc dâng bánh chưng lên bàn thờ ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn chắc chắn phải có.
Bánh chưng được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như gạo nếp, đậu xanh và tất nhiên không thế thiếu thịt heo chính là nguồn cung cấp chất bổ và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Cụ thể:
Bên cạnh bánh chưng xanh truyền thống thì bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng gấc chính là 3 sản phẩm được nhiều người “săn lùng” trong thời gian gần đây.
Để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng đòi hỏi sự kỳ công trong phần chọn nguyên liệu, cách gói cũng như cách luộc ở thời gian hợp lý. Dưới đây sẽ là cách gói của từng loại bánh chưng nhé.
Để có được những chiếc bánh chưng ngon bạn cần kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn nguyên liệu.
Trước khi gói bánh chưng, bạn cần sơ chế nguyên liệu:
Bước 1: Xếp 4 lá dong giống như xếp để gói bằng tay, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.
Bước 2: Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên.
Bước 3: Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông vức, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra.
Bước 4: Cho nguyên liệu gói lần lượt vào phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đỗ, một lượt gạo rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có.
Bước 5: Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được gọn gàng.
Bước 1: Đậu xanh bạn đem đồ chín, vo viên
Bước 2: Trộn tất cà ruột gấc với gạo nếp
Bước 3: Thêm một chút rượu trắng vào gạo, dùng tay nháo đều hỗn hợp lên để gạo có màu đỏ đều, bạn nhớ loại bỏ hạt gấc nhé
Bước 4: Thịt bạn đem ướp với một chút muối, hạt tiêu khoảng 1 giờ
Bước 5: Bắt đầu gói bánh. Bạn trải 4 chiếc lá rong ra, bạn xếp lá vuông góc xen kẽ nhau. 2 lá dưới bạn để mặt phải ra ngoài, 2 lá bên trên thì để mặt phải vào trong
Bước 6: Bắt đầu cho nhân bánh vào. Bạn cho phần gạo nếp trộn gấc vào trước dàn đều ra, cho đậu xanh lên trên, rồi tới thịt.
Sau khi bánh nấu chín thì vớt bánh ra rồi rửa qua nước lạnh cho sạch nhớt. Tiếp tục đặt bánh lên 1 mặt phẳng rồi sử dụng một vật nặng đè lên trên ép bánh trong vài tiếng để cho bánh ra bớt nước và chặt lại (không nên đè quá nặng sẽ làm bánh bị bục).
Để bánh trong tủ lạnh rồi khi ăn thì cắt đủ dùng. Phần mắt cắt sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Nếu bánh bị cứng thì luộc, chiên hoặc hấp lại.
Lá bánh cần rửa kĩ và để ráo nước hoặc bạn cũng có thể sử dụng lá đã luộc để gói bánh. Như vậy bánh sẽ để được lâu hơn.
Có mặt trên thị trường bánh chưng từ những năm 2016, Nếp Cẩm Mộc là một trong các đơn vị cho ra đời dòng sản phẩm bánh chưng xanh, nếp cẩm, gấc vị Bắc tại TP HCM.
Nguồn nguyên liệu sử dụng để gói bánh, Nếp Cẩm Mộc lựa chọn một cách kỹ lưỡng nhất đảm bảo tươi ngon, nói không với thực phẩm đông lạnh, hóa chất và phẩm màu. Sản phẩm được đảm bảo vệ sinh, làm kỹ lưỡng từ khâu sơ chế nguyên liệu đến khâu luộc bánh, đóng gói hút chân không và bảo quản.
Sự xuất hiện Nếp Cẩm Mộc chính là phương án cho những người bận rộn, không có thời gian gói bánh chưng. Tại đây, bánh vẫn giữ nguyên hương vị Bắc đậm đà truyền thống.
Để đặt hàng vui lòng liên hệ:
NẾP CẨM MỘC
Địa chỉ: 140B Bạch Đằng – Phường 2 – Quận Tân Bình – TPHCM
Hotline/Zalo/Viber: 0932 377 057
Email: ngon@nepcam.vn
Fanpage: Nếp Cẩm Mộc
Website: nepcam.vn
Đăng ký nhận tin từ nepcam.vn, cơ hội nhận quyền lợi giảm giá riêng biệt.